3 LOẠI SÂU BỌ THƯỜNG GẶP Ở CÂY NHÃN VẢI

🌿Bọ xít

Sâu non và sâu trưởng thành của bọ xít vải đều hại cây. Chúng chích hút dinh dưỡng ở các chồi non, quả non, gây ra hiện tượng hoa, rụng quả.
Đặc điểm phát sinh, phát triển:
Là loài sâu hại biến thái không hoàn toàn, có 3 pha phát triển là trứng-sâu non và trưởng thành. Sâu trưởng thành sống, chích hút cây và qua đông trên nhãn vải

 

🌿Nhện lông nhung

Nhện trưởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng. Sâu khi lá non mở ra được 1-1,5cm đã xuất hiện những sợi lông nhung. Ban đầu vết lông nhung có màu xanh hơn bình thường, sau đó chuyển sang màu trắng bạc, trắng hơi vàng rồi vàng nâu và cuối cùng chuyển sang nâu sẫm. Nhện lấy dinh dưỡng từ lá làm cho lá sinh trưởng phát triển kém, nhỏ và cong queo, có lớp lông nhung dày đặc ở mặt sau làm ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp.
Những hoa có nhện lông nhung sinh sống thường không có khả năng nở hoa và thụ phấn. Những quả non có nhện lông nhung sinh sống thì quả không lớn lên được và sau đó đều bị rụng. Nhện sinh sống, tiếp tục sinh sản những thế hệ tiếp theo trong lớp lông nhung.

 

🌿Sâu đục thân

Sâu non đục vào thân cây, hướng về phía gốc. Trên miệng lỗ đục thường có phân sâu đùn ra ngoài. Đến tháng 6 năm sau sâu non hoá nhộng và tự đục lỗ chui ra ngoài. Những cây, cành bị sâu đục thân sẽ còi cọc kém phát triển, lá nhỏ bị vàng hơn, cây cho năng suất quả kém, gây chết cành thậm chí là chết cả cây.

 

Các tin khác