RỆP SÁP - MỐI LO CỦA NGƯỜI TRỒNG CÀ PHÊ

RỆP SÁP - MỐI LO CỦA NGƯỜI TRỒNG CÀ PHÊ

Không ít những cây cà phê bị rệp sáp bám vào, ăn mòn hết tất cả trên cây cà phê. Đây là mối lo của rất nhiều bà con đang trồng cà phê.

Theo như nghiên cứu, loại rệp sáp này có tên khoa học là Pseudoccocus.

và loại bệnh này có tên tiếng anh của bệnh này là Coffee mealybug.

Bà con cần nghiên cứu kỹ đặc điểm hình thái của loại rệp sáp này. 

Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.

Điều đặc biệt là rệp sáp gây hại vào tất cả các màu trong năm, nhưng mạnh nhất là mùa khô. Gây hại trên lá và chùm quả và rễ. Rệp cái đẻ trứng ở các kẽ lá, chùm hoa và quả non. Chích hút cuống quả non làm quả khô, rụng. Tại nơi có rệp gây hại xuất hiện nấm bồ hóng phát triển theo làm giảm diện tích quang hợp của lá. Rệp sáp xuất hiện từ khi ra hoa đến thu hoạch. Sau thu hoạch sống và đẻ trứng trong cụm hoa chưa nở ở đầu cành. 

Hiện nay đã có biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác:

Bà con vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, phun thuốc phòng trị.Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các năm khô hạn.

Biện pháp hóa học:

Bà con cần phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có lá non, bông, trái non, nên phun nước trước khi phun thuốc. Để tiêu diệt tận gốc các rệp sáp, Công ty cổ phần Nông Dược HAI đã có các sản phẩm:

Applaud 25WP: pha 1 gói 70g/50 lít nước

Azorin 400WP: pha 1 gói 15g/20 lít nước

 Nurelle' D 25/2.5 EC: pha 15 ml /10 lít nước 

Lưu ý: 7 ngày sau phun lập lại lần 2 để trừ triệt rệp sáp, không cho tái phát

Các tin khác