PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ (NỔ TRÁI) TRÊN ỚT

Bệnh thán thư là một bệnh gây hại nghiêm trọng trên ớt trong mùa mưa. Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp gây ra. 

Triệu chứng gây hại:

-Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, ướt, lõm và lan rộng rất nhanh. Vết bệnh lớn lõm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm, trên vết bệnh có các khối bào tử màu vàng nhạt, hoặc màu hồng xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành các đường đồng tâm. 

Phát sinh gây hại:

-Bệnh phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nóng (nhiệt độ 23-25oC), ẩm độ cao, mưa nhiều, hoặc ruộng tưới nhiều nước.

-Nấm lưu tồn trên tàn dư cây bị bệnh, hạt giống, lây lan qua nước, gió, côn trùng, dụng cụ cắt tỉa...

-Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như ớt, cà chua, cà tím…

Biện pháp phòng trừ:

-Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.

-Chọn giống kháng bệnh, không sử dụng hạt giống ở ruộng bị bệnh để làm giống, xử lý hạt giống trước khi gieo.

-Ngắt lá và quả bị bệnh tiêu hủy.

-Tránh tưới nhiều nước vào chiều tối.

-Luân canh với cây trồng khác, không luân canh cây họ cà

trong 2-3 năm. Biện pháp hóa học:

-Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện 

Aviso 350SC:  pha tỷ lệ 0,125%

Vival 760WP: pha tỷ lệ 0,5% (50g/10 lít nước)

Manozeb 80WP: pha tỷ lệ 0,5%

─────────────────

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com



Các tin khác