CÁC BIỆN PHÁP CỰC HAY PHÒNG NGỪA BỆNH THÂN ĐÂM CHỒI NGỌN

Cây mía tuy dễ trồng nhưng nếu không chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tốt sẽ cho năng suất, chất lượng không cao. Mía dễ bị phát sinh bệnh gây hại chưa có thuốc đặc trị như bệnh đâm chồi ngọn, bà con cần diệt và phòng trừ rầy để tránh lan truyền bệnh.


Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas albilineans
Triệu chứng gây hại:
-Lá mía bệnh có sọc màu vàng, đôi khi có sọc màu tím.
-Ở ngọn thân có nhiều chồi mầm mọc ra thành cánh rồi héo khô và lá ở ngọn sẽ chết dần. Trong thân có nhiều vết màu đỏ tươi
Phát sinh gây hại
-Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng,
-Bệnh được lan truyền trong điều kiện thiên nhiên khi vết gãy giữa các lá gây ra vết thương, qua đó tác nhân gây bệnh có thể đi vào lá.
-Sự phân tán bệnh là do hom giống, mưa gió và các dụng cụ chặt.
-Bệnh làm giảm năng xuất mía cây và giảm lượng đường trong mía.
Biện pháp phòng trừ:
-Không để vườn mía bị ngập úng.
-Ngâm hom mía vào nước nóng 50°C trong 2-3 giờ hoặc 52° trong nửa giờ hoặc trong hơi nóng 54°C trong 8 giờ trước khi đem ra trồng. Dùng hơi nóng sẽ ít gây hại cho hom mía non hơn là dùng nước nóng (do dễ bị hư chồi mầm).
-Dùng giống kháng bệnh.
Biện pháp tiêu hủy nguồn bệnh:
Kiểm tra ngay từ đầu vụ đến thu hoạch để kịp thời phát hiện các khóm mía bị bệnh: 
⚠️ Trường hợp tỷ lệ bệnh > 30% ở giai đoạn mía non (đâm chồi đến bắt đầu có lóng) phải phun trừ rầy môi giới ở những ruộng bị bệnh trước khi tiêu hủy toàn bộ. 
Phương pháp tiêu hủy toàn bộ ruộng: cày tung gốc mía, thu gom phơi khô rồi đốt hoặc chôn lấp và rắc vôi bột khử trùng nguồn bệnh. Các diện tích này phải chuyển đổi trồng cây khác ít nhất 1 năm mới trồng mía trở lại; thường xuyên kiểm tra, tiêu hủy các mầm mía còn sót trên đồng ruộng.

⚠️Trường hợp tỷ lệ bệnh <30% số cây bệnh ở giai đoạn mía non và bệnh nhiễm ở giai đoạn mía vươn lóng trở đi phải tiến hành tỉa chồi, thân mía bị bệnh đem tiêu hủy; điều tra phát hiện có rầy môi giới phải tổ chức phun trừ ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. 
Phương pháp tỉa chồi, thân tiêu hủy: đào lật toàn bộ gốc cây, khóm mía bị bệnh, thu gom tiêu hủy. 
Trồng dặm những khóm bị đào bỏ bằng các hom giống sạch bệnh hoặc gốc mía sạch bệnh để đảm bảo mật độ và năng suất thu hoạch (nếu còn thời vụ). Những ruộng mía này có thể để mía lưu gốc nhưng không quá 3 vụ, nhưng phải được theo dõi thường xuyên và tiêu hủy khóm bệnh ngay khi phát hiện.

📌Đặc biệt, những ruộng mía đã bị bệnh chồi cỏ gây hại phải thường xuyên điều tra phát hiện các loài rầy hại mía từ khi cây mía mọc mầm đến vươn lóng. Tiến hành phun thuốc diệt trừ rầy môi giới để hạn chế bệnh lây lan trên đồng ruộng bằng các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. 
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

Các tin khác