DIỆT TẬN GỐC BỆNH RẦY NÂU HỎNG LÚA

Bệnh rầy nâu hại lúa chủ yếu do vi khuẩn Nilaparvata lugens gây ra. Có tên khoa học là Brown planthopper.

Vòng đời của rầy nâu bắt đầu gây hại lúa vào lúc nó sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc điểm của rầy nâu lúc này là màu nâu, nhỏ, có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài; dạng cánh ngắn không bay xa, tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa và sinh sản; dạng cánh dài có thể bay xa hàng trăm cây số và bị thu hút bởi ánh sáng đèn.

Rầy nâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn rầy non (tuổi 2-5), chích hút nhựa lúa làm lá lúa bị vàng, lúa sinh trưởng kém, mật độ rầy cao làm cây lúa bị vàng và khô (cháy rầy). Ngoài ra khi rầy nâu phát triển, chất thải của chúng ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho mầm muội đen làm đen thân, gốc cây lúa. Hơn nữa, rầy nâu còn là môi giới truyền virut cho bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Hiện nay đã có cách phòng bệnh và diệt trừ loại rầy nâu gây bệnh này ở cây lúa. 

Biện pháp canh tác:

Bà con cần vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ các tàn dư của thực vật cũ. Lựa chọn các giống cây kháng bệnh tốt tại các cơ sở uy tín. Khi vào mùa vụ, đảm bảo đủ phân bón cho cây nhưng cần cung cấp 1 lượng vừa đủ đạm cần thiết. Và cần lưu ý gieo cấy theo lịch của cơ quan doanh nghiệp địa phương.

Biện pháp hóa học: 

Applaud 25WP: pha 1 gói 70g/ bình máy 25 lít

 Hopsan 75EC: pha 100 ml/ bình 25 lít

Azorin 400WP: pha 2 gói/ bình máy

 của Công ty cổ phần HAI đã được nhiều bà con lựa chọn và tin dùng. 

Ngoài ra Hopsan 75EC và Azorin còn có hiệu quả rất cao đối với côn trùng miệng nhai và chích hút gây hại cây trồng.

Các tin khác