ĐẬP TAN NỖI LO LẮNG VỀ NHỆN GIÉ (RỆP GIÉ) GÂY HẠI Ở LÚA

Nhện gié xuất hiện và gây hại cho lúa quanh năm, nhưng nhiều nhất là vụ hè thu khi điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Nhện gié có tên khoa học là Steneostarsonemus spinki Smiley, có kích thước rất nhỏ, rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Đặc điểm hình thái:

-Nhện gié có kích thước rất nhỏ (thon dài 0,2-1 mm), trong suốt rất khó phát hiện bằng mắt thường, có 4 cặp chân, cặp chân sau con đực dùng để bảo vệ, cặp chân sau con cái nhỏ hơn các cặp chân trước.

-Mỗi con cái đẻ khoảng 50 trứng, rải rác phía trong của bẹ lá phần trên mực nước, trứng hình bầu dục, màu trắng.

 -Ấu trùng chỉ có 3 cặp chân.

Phát sinh gây hại:

-Vòng đời nhện gié trung bình 10-12 ngày, thời gian trứng 1-2 ngày; nhện non 4-5 ngày; trường thành 5-6 ngày.

-Nhện gié gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa.

+ Khi lúa còn nhỏ : chích hút ngoài bẹ, tạo thành những vết sọc dài màu nâu tím bên ngoài bẹ lá (nhìn giống vết bầm do cạo gió, nên có người gọi là “bệnh cạo gió” hay “bã trầu”).

+Từ khi lúa đẻ nhánh, nhện đục vào bên trong và sinh sống ở các khoang mô của bẹ và gân lá, tạo những sọc dài màu tím thâm đen. Nếu bị hại nặng, cây lúa sinh trưởng kém, trỗ không thoát, hạt biến dạng méo mó, bông có dạng thẳng đứng, phần lớn hạt lúa bị lép lửng, gây thất thu nghiêm trọng.

+Khi lúa trỗ, nhện di chuyển lên phía trên gây hại cuống bông, cuống gié và chui vào trong vỏ trấu gây hại hạt lúa (khi lúa phơi màu) làm cho hạt lúa bị lép và có màu nâu đen lốm đốm.

+Ngoài ra, những vết thương do nhện gây ra còn là cửa ngõ cho nhiều loài nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa, đặc biệt là nấm Sarocladium oryzae gây thối bẹ lá.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác:

-Vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ tập trung đúng thời vụ, bón phân cân đối, giữ nước ruộng thường xuyên, không để ruộng khô nước.                                                                    

Biện pháp hóa học:

-Từ khi lúa đứng cái làm đòng, cần kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sớm nhện (dùng kính lúp kiểm tra nhện hoặc phát hiện vết thâm tím trên bẹ lá). Nếu có nhện, cần phun thuốc diệt trừ ngay từ khi mật số còn thấp.

-Phun thuốc ngừa 2 lần khi lúa 35-40 ngày và khi lúa 50-55 ngày sau sạ :

Lipman 80WP (60g/16 lít nước)

 Nouvo 3.6 EC (12 ml/16 lít nước)

-Tăng lượng nước phun (480 lít/ha). Nên phun vào chiều mát ban đêm nhện thường bò ra khỏi bẹ lá dễ trúng thuốc hơn.

─────────────────

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

☎ Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

🌐 Website: www.congtyhai.com

Các tin khác