PHÒNG TRỊ BỆNH THÁO ĐỐT Ở CÂY HỒ TIÊU VÀO MÙA MƯA

 

Thời điểm tháng 9- 10 khi thời tiết có mưa nhiều và thất thường hơn cũng chính là thời điểm thích hợp khiến cây hồ bị bệnh tháo đốt, thối rụng. Nông Dược HAI chia sẻ và cùng bà con tìm hiểu và áp dụng những biện pháp để phòng trị bệnh tháo đốt cho vườn hồ tiêu trên ruộng đồng nhà mình !

Tác nhân gây hại là do nấm phytophthora palmivora 

 -Triệu chứng: Bệnh xuất hiện ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện, các lá ở phần ngọn bị rụng, dây thân cây hồ tiêu vẫn còn xanh, khi chẻ phần thân sẽ thấy các mạch dẫn bị thối thâm đen. Bệnh làm vàng lá, sau đó lan dần các mạch dẫn trong thân tiêu làm thối đen các đốt và làm lóng rụng dần từ trên xuống. Phần đốt thường bị thối đen trước các lóng. Cây hồ tiêu bị bệnh sẽ sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, héo dây và chết khi nặng.

Biện pháp phòng trừ: 

Biện pháp canh tác: 

Chọn giống hồ tiêu sạch bệnh. 

Vệ sinh đồng ruộng, cắt thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh (cả trên cây và dưới đất). Cây bị bệnh nặng cần đào bỏ đi đem ra khỏi lô tiêu hủy.

Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh ở giai đoạn còn sớm. 

Tạo hình để cây phát triển cân đối và thông thoáng.

Biện pháp hóa học:

Manozeb 80WP Blue:

+ Tưới gốc: Pha 40-50 g/10 lít nước. Tưới vào gốc 5 lít dung dịch thuốc/nọc tiêu hoặc gốc cà phê.

+ Phun qua lá: Pha 40-50 g/10 lít nước. Phun khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 400-500 lít/ha.

Simolex 720WP: 

Liều lượng: pha nồng độ 0,3% (pha 30g/ 10 lít nước).

Phun lên lá và tưới vào gốc (4-5 lít dung dịch thuốc cho 1 gốc) khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5%.

Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 7 ngày.

Bonny 4SL: pha thuốc với nồng độ 0,2-0,3%, phun ướt đều cây trồng hoặc tưới gốc khi bệnh xuất hiện

Không có mô tả ảnh.

─────────────────

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

🌐 Website: www.congtyhai.com



Các tin khác