NGĂN CHẶN BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNH THANH LONG

Thanh long hiện là một trong những cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và rải rác ở một số tỉnh khác. Cây thanh long dễ trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đúng cách để có thể cho năng suất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây, trên cây thanh long xuất hiện khá nhiều các bệnh gây hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất và năng suất của mùa vụ, gây thiệt hại về kinh tế của bà con. Cùng HAI nhận biết và quản lý hiệu quả bệnh đốm nâu thân cành thanh long.

Tác nhân: Do nấm Gleosporium agaves

Tên tiếng Anh: Anthracnose

Triệu chứng:

   Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân

Phát sinh gây hại:

   Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều.

Biện pháp phòng trừ:

  Biện pháp canh tác

  - Dọn dẹp cỏ và các dây leo hoang dại chung quanh vườn thanh long, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh;

  - Tỉa các cành lòa xòa cho cây thông thoáng;

  - Đối với thanh long trồng trụ sống, cần cắt tỉa cành lá trên trụ để hạn chế sự phát triển của nấm;

  - Bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa

  - Chống úng và chống hạn cho cây

  Biện pháp hóa học:

Phun một trong các loại thuốc sau khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện: Carbenda supper 50SC, Aviso 350SC, Catcat 250EC, Manozeb 80WP. Nếu bệnh nặng có thể phun lại lần 2 cách lần đầu 5 – 7 ngày

-----------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com



Các tin khác