ĐẨY LÙI NHANH CHÓNG BỆNH THỐI TRÁI Ở CÂY CHÔM CHÔM

-Tác nhân gây bệnh thối trái chôm chôm do nhiều loại nấm, trong đó chủ yếu do nấm Phytophthora sp gây ra. Bệnh đặc biệt cần sự quan tâm của bà con trong lúc thời điểm chuẩn bị thu hoạch trái, nhất là trong điều kiện mưa nhiều như hiện nay, nhằm có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến năng suất của trái chôm chôm

-Triệu chứng:

  Vết bệnh đầu tiên là những vùng nâu nhỏ trên trái. Bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ vùng cuống trái xuống bên dưới hoặc từ đít trái vào bên trong, thịt trái nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua và rụng sớm. Vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái

-Phát sinh phát triển của bệnh:

  Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao và nhất là những loại trái chùm như nhãn, sầu riêng, chôm chôm,…lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng. Sâu đục trái cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển mạnh. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi.

-Biện pháp phòng trị:

+ Biện pháp canh tác: 

Bón phân đầy đủ cân đối NPK giúp cây sinh trưởng tốt trong mùa khô

Thông thoáng vườn cây trong mùa mưa, tránh ẩm thấp.

+Biện pháp hóa học: Phun một trong các loại các loại thuốc trừ bệnh sau:

Ridozeb 72WP : pha tỷ lệ 0,4 %  

Simolex 720WP:  pha tỷ lệ 0,4 %

Manozeb 80WP:  pha tỷ lệ 0,4 %  

Lưu ý phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện, nếu bệnh nặng phun tiếp lần 2 sau 7 ngày.

Ngoài ra các thuốc này còn phòng trừ tốt các loại nấm bệnh khác gây hại trên cây chôm chôm

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

-----------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

☎ Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

🌐 Website: www.congtyhai.com

Các tin khác