Trừ bệnh héo đen đầu lá trên cây Cao Su

Tác nhân : Do nấm Colletotrichum gloeosporioides

Tên tiếng Anh : Anthracnose

Triệu chứng:

- Vết bệnh đầu tiên trên lá non có đốm nâu nhạt xuất hiện ở đầu lá sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống lá.

- Trên lá già, không gây rụng nhưng để lại đốm u lồi trên phiến lá có chứa nhiều bào tử.

- Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên trái và chồi non, vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm dẫn đến chết chồi và khô trái.

Tác hại:

- Bệnh gây hại trên chồi và lá non làm rụng và chết chồi dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển chậm, giảm chất lượng gỗ ghép và tỷ lệ ghép sống thấp.

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh :

- Nhiệt độ thích hợp cho hình thành và nảy mầm của bào tử từ 26oC – 32oC, nhiệt độ tối thích ở 28oC, trên 50oC làm chết bào tử và khuẩn ty.

Tác hại:

- Bệnh gây hại trên chồi và lá non làm rụng và chết chồi dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển chậm, giảm chất lượng gỗ ghép và tỷ lệ ghép sống thấp.

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh :

- Nhiệt độ thích hợp cho hình thành và nảy mầm của bào tử từ 26oC – 32oC, nhiệt độ tối thích ở 28oC, trên 50oC làm chết bào tử và khuẩn ty.

Biện pháp phòng trừ :

- Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời.

- Vệ sinh vườn, diệt cỏ dại để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ cây ký chủ khác.

- Phun thuốc ướt đều tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngưng phun khi có 80% lá đã già, chu kỳ 7-10 ngày phun 1 lần :

+ Aviso 350SC : 250 ml/200 lít nước

+ Carbenda Supper 50 SC : 500 ml/200 lít nước

+ Ridozeb 72WP, Mancozeb 80WP : 800 g/200 lít nước

+ Top 70WP : 200 g/200 lít nước

+ Catcat 250EC : 150 ml/200 lít nước


Các tin khác