BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ NGĂN CHẶN SẦU RIÊNG BỊ NỨT THÂN XÌ MỦ

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả thơm ngon và mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, bệnh thối thân xì mủ đều xuất hiện và gây hại. Đây là mối lo lớn nhất của người nông dân trồng sầu riêng.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:

Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho quả, hại trên rễ, thân, lá, hoa và quả.

-Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora, rễ bị thối có mầu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.

- Trên thân, cành: Nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có mầu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang mầu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có mầu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.

- Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành mầu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

- Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ mầu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có mầu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm mầu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

BIỆN PHÁP PHÒNG - TRỊ:

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

▪️Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa; tạo rãnh thoát nước không để nước ứ đọng lâu ngày ở gốc cây sầu riêng.

▪️Trồng cây với mật độ vừa phải giúp vườn thông thoáng, có ánh nắng xuyên vào, giảm áp lực nguồn bệnh.

▪️Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.

▪️Trước khi vào mùa mưa rắc vôi bột khử trùng bề mặt vườn, rãnh thoát nước với lượng 1 tấn/ha; tủ gốc trong mùa khô để giữ ẩm cho cây

▪️Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa

▪️Không giẫm lên mặt đất của gốc cây, gây tổn thương cho bộ rễ.

▪️Thiết kế lối đi lại, chăm sóc cách xa hệ thống rễ.

▪️Cung cấp đủ nước trong mùa nắng, thoát nước triệt để trong mùa mưa

▪️Tưới bằng nguồn nước sạch.

▪️Treo trái trên cây vào giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch, thu hoạch không để trái rụng hay chạm mặt đất.

- Biện pháp hóa học:

▪️Sử dụng 800-1000g/200 lít nước, phun ướt đều lá, cành, thân cây, trái với 2 loại thuốc: Manozeb 80WP và Simolex 720WP

▪️Với Simolex 720WP, bà con có thể sử dụng 30-40g/10 lít nước quét lên vết bệnh đã cạo sạch, quét 2-3 lần cách nhau 15 ngày/lần.

─────────────────

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

☎ Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

🌐 Website: www.congtyhai.com


Các tin khác