QUẢN LÝ BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN CÂY LÚA TRONG MÙA MƯA BÃO

 

Bệnh lem lép hạt là một loại bệnh xuất hiện khá phổ biến trên cây lúa…Điều kiện thời tiết mưa bảo kéo dài rất thuận lợi cho các loài nấm, vi khuẩn tấn công và gây hại lúa giại đoạn từ trổ đến chín…ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Nắm được nguyên nhân gây hại bệnh lem lép hạt để có biện pháp phòng trừ thích hợp là yêu cầu rât cần thiết đối với bà con nông dân trồng lúa!

Hiện tượng lem lép hạt là gì? Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu; bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo

Nguyên nhân nào đưa đến hiên tương lem lép hạt?

Theo các tài liệu của các viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước thì bệnh lem lép hạt trên lúa do rất nhiều nguyên nhân như:

- Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

 Trong hình ảnh có thể có: thực vật, thiên nhiên và ngoài trờiKhông có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: thực vật, bầu trời, đám mây, thiên nhiên và ngoài trời

                                     Hạt lúa bị Nhện gié tấn công

- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.

 Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: thực vật và thiên nhiênKhông có mô tả ảnh.

                                        Hạt lúa bị Vi Khuẩn tấn công

- Do các loại nấm: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens tấn công hạt.

Trong hình ảnh có thể có: món ănKhông có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: món ănKhông có mô tả ảnh.

Bệnh Đốm Vằn     Bệnh Than Đen      Bệnh Đạo Ôn          Bệnh Than Vàng

Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trỗ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.

Như vậy làm thế nào để phòng trị bệnh lem lép hạt do nấm và vi khuẩn tấn công vào mùa mưa , duy trì năng suất và chất lượng lúa … Bà con nông dân trồng lúa cần:

-Chọn giống sạch bệnh, không dùng giống được chọn từ những ruộng có hạt bị nhiễm bệnh.

-Sử lý hạt giống bằng Manozeb 80WP nồng độ 3‰  ngâm trong 24 – 36 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ bình thường.

- Bón phân đầy đủ, cân đối , không thừa đạm , bổ sung hổn hợp phân bón lá phun bón lá Hoàng hổ Si (25ml/10 lít) + Dekamon 22,43 SL (5ml/10 lít) vào giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, làm đòng và trổ…giúp tăng cường sự phát triển của bộ rể, tăng khả đẻ nhánh, giúp lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã và tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa đối với điều kiện thời tiết bất lợi.

 - Biện pháp thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem lép hạt. Chọn đúng thuốc và phun đúng thời điểm sẽ quyết định hiệu quả phòng ngừa bệnh lem lép hạt do nấm , vi khuẩn tấn công và gây hại hạt lúa trong mùa mưa. Bà con sử dụng thuốc trừ nấm bệnh AVISO 350SC liều lượng 10ml/ 10 lít nước kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn Bonny 4SL liều lượng 20ml/10 lít nước phun vào thời điểm lúa trổ khoảng 3-5% và giai đoan lúa ngậm sửa….Phun hỗn hợp thuốc trừ bệnh này không những giúp phòng ngừa bệnh  lem lép hạt mà còn khống chế được bệnh vàng lá chín sớm, bệnh đao ôn cổ bông, bệnh đốm vằn, bệnh cháy bìa lá… tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vât, bảo vệ năng suất lúa, tăng chất lượng hat lúa, tăng lơi nhuận.

Chúc bà con một vụ mùa bội thu./.

-----------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

☎ Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

🌐 Website: www.congtyhai.com

Các tin khác