PHÒNG TRỪ NỖI LO CÀ PHÊ BỊ KHÔ CÀNH VÀO THỜI ĐIỂM CUỐI THÁNG 7

Bệnh do nấm Colletotrichum coffeanum còn gọi là bệnh thán thư gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Đây là một trong những bệnh dịch gây hại nghiệm trọng đối với cây cà phê, với khả năng làm chết cành, hại cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây cà phê. Để có thể kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng trừ và chăm sóc vườn cà phê, cùng Nông Dược H.A.I tìm hiểu về nguyên nhân, sự phát triển của bệnh khô cành, khô quả ngay bây giờ nhé.

🔻Triệu chứng:
- Trên quả: bắt đầu bằng vết chấm nhỏ mà nâu trên vỏ quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả.
- Trên cành: Xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết.
- Trên lá: lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra,chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen.
Phát sinh gây hại:
-Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: Quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Bệnh làm khô quả, khô cành và chết cây.
- Bệnh xuất hiện phổ biến trên cà phê chè.
- Bệnh gây hại mạnh vào mùa mưa.

🔻Biện pháp phòng trừ :
- Biện pháp canh tác:Bón phân cân đối, tỉa cành tạo tán làm vườn thông thoáng
- Biện pháp hóa học: Phun khi bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lập lại lần 2 cách 7-10 ngày sau khi phun lần một.

💊Aviso 350SC: 250 ml/200 lít nước
💊Manozeb 80WP,1Kg/200 lít nước
💊Catcat 250EC: 125 ml/200 lít nước
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

 


Các tin khác