PHÒNG - TRỪ 5 LOẠI SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI CHO MÍA

Nước ta hiện có rất nhiều loài sâu đục thân hại mía khác nhau, trong đó có 5 loài quan trọng nhất là:
- Sâu đục thân 4 vạch
- Sâu đục thân 5 vạch
- Sâu đục thân mình hồng
- Sâu đục thân mình vàng
- Sâu đục thân mình trắng
Việc phòng trừ sâu đục thân rất khó khăn do sâu sinh sôi, nảy nở mạnh, lại trú ngụ trong thân cây và xuất hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

- Sâu đục thân mình vàng
Con trưởng thành là bướm nhỏ hoạt động vào đêm. Bướm cái đẻ trứng thành từng cụm hoặc ổ dưới phiến lá hoặc bẹ lá. Sâu non nở ra rất hoạt bát, gây hại chủ yếu thời kỳ mía mầm bằng cách đục vào mầm ở dưới mặt đất, cắn đứt đỉnh sinh trưởng làm nõn bị héo và chết.

- Sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo)

Con trưởng thành là loài bướm có kích thước nhỏ, hình dạng giống con cú mèo. Sâu non nở ra phá hại mía mầm là chính. Khi mới nở chúng tập trung và gặm bên trong lá, khi 2-3 tuổi thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm nõn mía bị héo và chết khô.

 

- Sâu đục thân mình trắng

Trưởng thành là con bướm trắng nhỏ. Sâu non phá hại mía cây, đặc biệt là ở các đốt ngọn. Sâu non đục từ ngọn xuống, ăn điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn xoà ra không bình thường, ở các mầm mắt mọc ra nhiều cành nhánh tạo thành hình ngọn chổi, làm giảm chữ lượng đường và chất lượng mía cây. Đôi khi sâu đục vào trong thân cây tạo thành những đường hầm thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài qua lỗ đục.

 

- Sâu đục thân 4 vạch

Trưởng thành là bướm nhỏ, hoạt động về đêm. Sâu non cũng hại mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu non nở ra chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa cây và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió to. Ngoài ra, các đường đục của sâu cũng tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập, phát triển và gây hại.

 

- Sâu đục thân 5 vạch

Sâu non nở ra là phân tán, thường nhả tơ đu đưa rồi nhờ gió chuyển sang những cây, lân cận. Sâu non đục vào ăn rỗng ruột, làm ảnh hưởng đến năng suất và hàm lượng đường. Sâu chủ yếu phá hại ở thời kỳ mía vươn lóng, đặc biệt là thường gây hại nặng trên các ruộng mía trồng vụ thu đông. 

 

* Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ một cách có hiệu quả các loại sâu đục thân hại mía cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:
+ Chọn trồng các giống mía có khả năng chống chịu sâu bệnh. Nên sử dụng những hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn
+ Bóc bớt bẹ lá già, làm sạch cỏ cho vườn thông thoáng, ít hấp dẫn bướm đẻ trứng. Ngắt hết các ổ trứng, ngọn héo. Sau vụ thu hoạch nên dọn sạch và đốt  các tàn dư còn lại của cây mía trên ruộng để tiêu diệt hết các ổ trứng, sâu và nhộng, tránh lây lan cho vụ sau.
+ Sử dụng thuốc trừ hoá học: 
- Giai đoạn từ khi trồng đến kết thúc mọc mầm (giai đoạn phát triển lá): rải vào rãnh trước khi trồng  bằng thuốc Wellof 3GR  với liều lượng 20-25 kg/ha (ngoài phòng trừ các loại sâu đục thân trên thiốc còn trừ tốt một số côn trùng gây hại rễ khác như  mối, rệp sáp,bọ hung…).
- Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: 
Rải Wellof 3GR theo hàng với liều lượng 30 kg/ha 
Rắc Wellof 3GR trên đọt hoặc nách lá (khảong 10-15 hạt/cây)
Phun thuốc (khi mía dưới 4 lóng) bắng thuốc  Wellof 330EC, Nurelle D 25/2.5EC (30 ml/10 lít nước) khi có triệu chứng sâu mới xâm nhập. Phun ướt đẫm lên ngọn mía.
- Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: 
Biện pháp phòng trừ chủ yếu là bóc lá khô, lá già, chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng; cắt mầm vô hiệu lúc mía trên 7 tháng tuồi (1 lần/tháng), trừ cỏ dại trên ruộng.

Các tin khác